Nghị viên Nghị_viện_Pháp

Bầu cử

Nghị viện được chia làm 2 viện gồm Hạ viện tức Quốc hội Pháp và Thượng viện.

Nghị sĩ Hạ viện Pháp được gọi là đại biểu Quốc hội Pháp. Đại biểu Quốc hội được bầu theo phổ thông đầu phiếu và thông qua 2 vòng bầu cử. Mỗi khu vực bầu cử được chia thành nhiều quận huyện với số dân trung bình khoảng 105600 cử tri. Mỗi đại biểu có thể giới thiệu người thay thế mình trong trường hợp có thể trở thành Bộ trưởng Chính phủ.

Nghị sĩ Thượng viện còn được gọi là Thượng nghị sĩ Pháp. Thượng nghị sĩ được bầu theo phố thông gián tiếp do các đại cử tri bầu. Đại cử tri bao gồm các thành viên Hội đồng vùng, tỉnh, Đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ là 6 năm và mỗi 3 năm lại bầu lại 1/2 số thượng nghị sĩ.

Quyền miễn truy tố

Thành viên Nghị viện không thể bị truy tố, điều tra, bắt giữ, xét xử vì những ý kiến phát biểu khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình[1].

Thành viên của Nghị viện chỉ bị áp dụng biện pháp bắt giữ hay biện pháp hạn chế tự do trong lĩnh vực hình sự khi có sự cho phép của Thường vụ Hạ viện hoặc Thường vụ Thượng viện nơi thành viên đó trực thuộc. Trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Toà án thì không cần có sự cho phép này.

Biện pháp tạm giam, biện pháp hạn chế tự do hay truy tố đối với một thành viên của Nghị viện sẽ bị tạm đình chỉ trong thời gian Nghị viện họp nếu có yêu cầu từ một trong hai Viện này nơi người đó trực thuộc. Hạ viện hoặc Thượng viện sẽ đương nhiên họp phiên bổ sung để quyết định về việc áp dụng các quy định tại khoản trên.